Chàng trai người Quảng Bình tội nghiệp này từ khi sinh ra đã mắc căn bệnh quái ác...
Gần 20 năm qua, từ lúc lọt lòng mẹ, bạn
Lê Văn Tư (19 tuổi, ở xóm
Rậy, thôn
Ngô Xá, xã
Sơn Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) đã bị mắc căn bệnh da lột như rắn.
“Sao mẹ không bóp chết con từ khi mới lọt lòng?!”Tư là con út của ông
Lê Công Nông (62 tuổi), bà
Võ Thị Yêm (54 tuổi). Ba của
Tư vốn là cựu chiến binh của Đoàn 22, đơn vị huấn luyện quân binh thuộc Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ. Ông bị nhiễm chất độc da cam/dioxin vào mùa hè đỏ lửa 1972 trong một lần hành quân qua gần Thành Cổ-Quảng Trị.
“Hồi đó, cả đơn vị ba em bị quân Mỹ rải chất độc xuống trong lúc hành quân, mọi người phải nhúng khăn xuống nước trong hố bom để bịt kín miệng và mũi nhằm hạn chế chất độc nhiễm vào người”, Tư nhớ lại những lời ba kể. Hết chiến tranh, ba lập gia đình với mẹ
Tư. Ba mẹ sinh được 6 anh em thì hai anh chị của
Tư mất từ khi còn rất nhỏ. Anh trai đầu của
Tư mất năm 1979 khi mới 7 tháng tuổi, còn chị gái thứ 3 mất năm 1982 khi vừa được mẹ sinh ra.
Khi
Tư vừa chào đời, mẹ ngất xỉu đi vì thấy con mình đỏ hỏn, da trơn tuột với vài chòm tóc thưa thớt quanh đỉnh đầu. Suốt 10 năm trời sau đó, ruột gan mẹ lại tím bầm cùng những lần lột da, chảy máu và tiếng khóc dai dẳng từ cơn này đến cơn khác của
Tư quanh năm suốt tháng. Ba lặng người mỗi khi nhìn vào đôi mắt đỏ hoe, lúc nào cũng mọng nước, vằn lên những tia máu dị hình bởi tất cả các tuyến mồ hôi của Tư chủ yếu bài tiết qua đường mi mắt.
Tư sống lay lắt, chỉ biết khóc cả ngày lẫn đêm, bò lê lết trong nhà như một con vật.
Tư luôn được đôi tay của ba và mẹ nâng niu, chăm sóc kỹ càng “Năm em mới 6 tuổi, bệnh lột da của em tự nhiên quá nặng, chỉ nằm một chỗ vì chân tay queo cứng, ứa máu đầy mình”. Những ngày đông rét giá làm da khô nứt nẻ, ba mẹ
Tư phải thay nhau người ra đồng cấy lúa, người ở nhà chăm con. Những ngày hè nóng nực, nhà không có bể nước, ba phải mua những tấm nilon mới về đào hố đổ nước xuống cho
Tư ngâm mình tránh khỏi cái nóng từ bên trong người và ngoài trời. Bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu vất vả lo toan ba mẹ đều gánh lấy hết để dành tất cả yêu thương và nâng niu cho
Tư mà khi lớn lên em mới dần dà hiểu ra được.
Tư lớn dần lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ cùng không biết bao nhiêu lần thay da suốt từ hạ sang đông. Đã có những lúc em hờn dỗi mẹ
“sao không bóp chết con đi ngay vừa sinh con ra” nhưng đó cũng chỉ là những ý nghĩ nông cạn của
Tư sau những lần bị cơn đau hành hạ.
Tư ngầm hiểu được nỗi khát khao của ba mẹ làm sao để chữa khỏi căn bệnh quái gở cho con. Bao nhiêu lần nhìn những giọt nước mắt tuôn dài trên má của mẹ và nghe tiếng thở dài não nề của ba, lòng
Tư cũng rộn lên ngọn lửa khát khao được chữa bệnh.
Cắm sổ đỏ lấy tiền chữa bệnh cho conKhông có được một ngày đến trường,
Tư cố gắng học lấy ít chữ do ba mẹ và các anh chị bày cho. Những lúc không bị hành hạ bởi căn bệnh quái gở,
Tư cố gắng mày mò tự học sửa chữa đồ điện tử trong nhà bị hư hỏng như TV, đài, quạt điện… và sửa luôn được cả hệ thống điện sinh hoạt trong nhà mỗi khi bị sự cố. Xem TV,
Tư tự học lấy rất nhiều điều đủ để hiểu được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ cha và nhủ lòng mình phải cố gắng vượt qua những cơn đau để không làm buồn lòng mẹ cha nhiều thêm nữa.
Chân tay của Tư luôn bị cong queo bởi chứng bệnh lột da rắn Tư tập cho mình sống tự lập mỗi khi ba mẹ, các anh chị vắng nhà bằng các việc như mày mò học nấu nước sôi pha mỳ tôm đến nấu cơm canh, kho cá…
Tư bớt đi ngại ngùng để hòa mình bước ra cuộc sống bên ngoài bằng việc đi chơi xung quanh xóm giềng mỗi khi chân không nứt nẻ bong tróc, kể cả việc đi xem hội diễn văn nghệ thôn xã dù chỉ mới dám đứng bên ngoài nhìn vào.
Vô tình nghe ba kể về một chị cũng bị lột da giống
Tư ở
Lệ Thủy đã được một bệnh viện ở miền Nam nhận chữa bệnh miễn phí,
Tư cũng ước ao được như vậy dù chưa biết có chữa khỏi hay không. Thấy niềm khát khao trên đôi mắt con, ba mẹ
Tư bàn nhau cắm sổ đỏ nhà đất và tiền lương để có tiền đưa
Tư đi chữa bệnh, nhưng
Tư một mực không đồng ý:
“Nếu cầm cố tài sản tiền bạc hết rồi sẽ gánh thêm nợ nần chồng chất, mai kia ba mẹ đã khổ lại càng khổ hơn nữa…”
Chúng ta cùng chúc cho
Tư được chữa khỏi bệnh nhé!