๑۩۞۩๑12A11-Forum๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑12A11-Forum๑۩۞۩๑

Diễn đàn 12A11 Lý Tự Trọng
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share | 
 

 Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Siêu Admin
Siêu Admin
Admin

Giới tính : Nam
Chòm sao : Aries
Tổng số bài gửi : 238
Gold : -99892913
Điểm kute : 6
dzô lớp ngày : 13/08/2010
Tuổi : 31
Đến từ : 12A11
Thú Cưng : Cá Sấu
Cún Con :
Huy Chương : Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn FounderNhững ngôi nhà ma tại Sài Gòn Medal511Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn AdminNhững ngôi nhà ma tại Sài Gòn DanhduNhững ngôi nhà ma tại Sài Gòn TantuyNhững ngôi nhà ma tại Sài Gòn Medal14Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Aramy Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Anh_hu10Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Th_med10Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Medal11

Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn _
Bài gửiTiêu đề: Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn   Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn EmptyThu Aug 19, 2010 6:55 pm

1. Giai thoại con ma nhà Họ Hứa

Tòa nhà tọa lạc tại số 97, đường Phó Đức Chính, Q1, TPHCM trải qua bao thời gian nhưng vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và ngôi nhà thêm phần huyền hoặc. Dù hiện nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất chứa rất nhiều điều bí ẩn, gợi tò mò bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước.

Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc. Là một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, theo sách ghi chép lại: “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”.
Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn 02

· Mua ve chai nhặt được vàng

Phía trên cổng vẫn còn logo với chữ “H.B.H” – Hui Bon Hoa.

Sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai, theo nhiều người kể trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm giấu trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”. Nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.

Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại.

Theo nhiều người kể, nếu ai có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng sẽ nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, trưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi.

· Trùm nhà đất

Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn.

Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: “Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty này được tiếng là “rất biết điều và không eo xách, làm khó người mướn phố”.

Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền… Trong số các công trình tiêu biểu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.
Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn 01

· Dinh thự có 99 cửa

Cổng chính vào Bảo tàng Mỹ thuật

Nằm ở khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn là Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, hiện tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại, cho rằng ngôi nhà này có… ma! Nhiều người kể đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc.

Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề “Con ma nhà họ Hứa” (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao màn bạc VN thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc… Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh VN, dù kỹ thuật “nhát ma” của ta lúc ấy được xếp vào hạng… thô sơ.

Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa.

Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring…; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987, và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4.000m2, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.
Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn 03

· “Hồn ma” trong ngôi nhà cổ

Căn phòng này trước đây là phòng ngủ của con gái chú Hỏa.

Chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.

Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ).

Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó…

Các câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần…

Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (theo tập tục người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng…

Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”.

· Sự thật ?

Vào cái thời kỳ ấy nền Y học Tây Phương theo bước chân người Pháp du nhập vào Việt Nam, Sài Gòn là nơi Tây y phát triển nhất.... Nhưng cái bệnh độc ác nhất vẫn chưa có thuốc chữa đó là "Phong Cùi" giống như bệnh AIDS hiện nay... Cô con gái rượu của chú Hỏa mà ông cưng nhất đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này, ông chạy chữa rất nhiều nơi Tây Y có bác sĩ riêng Đông Y cũng chẳng được vì mấy ông này nghe nhắc tới Phong Cùi là bó tay chạy làng đâu dám thí mạng mà ngồi chuẩn đoán (bởi vì Phong Cùi mức độ lây lan nó rất lớn) nên người nhà người hầu trong nhà cũng phải cách ly. Nên nhốt cô vào 1 căn phòng hằng ngày có người lo cơm nước qua cái khe cử sổ , mọi cánh cửa ra vào căn phòng bi khóa chặt hành lang đó cũng bi cách ly ko ai qua lại ở phía mặt sau ngôi nhà trên đường Phó Đức Chính hiện nay. Từ 1 cô gái xinh đẹp đã trở nên cùi lở tóc tai rối bời rồi xấu xí đến ghê rợn, cô gái tuổi còn thanh xuân bi bệnh nan y này quả là 1 cú sốc rất lớn lại bị người nhà cách ly giam cầm cho dù hiền cách mấy cũng trở nên "Hận đời" và lâu lâu la hét và chửi rủa nhưng không ai quan tâm... Họ chỉ sợ duy nhất 1 điều là lây bệnh.

Rồi cái gì tới nó cũng tới cô bé ko còn sức chống chọi được căn bệnh ra đi trong sự im lặng của bao người . Người đau đớn nhất là chú Hỏa, mặc dù ông tài sản vô số cũng đành bất lực nhìn con gái ra đi trong sự chịu đau đớn về thể xác và tinh thần. Vì quá thương con nên chú Hỏa không an tán chôn con liền mà ông liệm đứa con gái vô 1 cái hòm bằng đá "loại đá giống Granic hiện nay" bên trên đậy kín bằng 1 tấm kính dày 5 phân, và để mãi ở giữa ngôi nhà của mình mà không chôn cất. Và cũng từ đó lâu lâu người ta lại nghe tiếng rên rĩ hờn ghét trách móc vọng ra từ căn phòng đó….

· “Con ma nhà họ Hứa” trở lại ?

Hôm đó đúng tròn vào ngày Giỗ 1 năm của đứa con gái bất hạnh nhà cũng tổ chức cúng kiến và mời bà con ngươi quen bạn làm ăn tới dự, Chú Hỏa đặt may 1 bộ áo đầm trắng, mua 1 con Búp bê nháy mắt "có nghĩa là nằm xuống nó nhắm mắt đứng dậy nó mở mắt" và 1 đĩa cơm gà, chú Hỏa sai cô người hầu đem lên tận phòng và luồn vô khe cửa đặt 1 hộp đựng áo đầm, 1 con búp bê, 1 đĩa cơm để cúng cô chủ xấu số...... Khi khách đã ra về hết lúc đó tầm cở 2 - 3 giờ trưa, cô người hầu lên phòng dọn đĩa cơm xuống khi mở cửa lòn tay cửa sổ thì chợt bất ngờ: "Đĩa cơm ai đã ăn hết phân nửa". Khi trong căn phòng mọi cửa sổ cửa ra vào đều được khóa chặt từ lâu, theo ánh sáng leo loét từ ô cửa chổ cô người hầu dội vào nhìn vào chiếc hòm kính đã mở hơn phân nữa con búp bê đứng sững trên lồng kính mắt chớp lia lia liên tục.. xa xa có 1 bóng người con gái thoát ẩn hiện sau chiếc váy đầm treo lơ lững phía cuối phòng.... Cô người hầu bật ra tung chạy xuống và bị té đến trẹo giò mặt trắng bệch y như ma ám "Giống như người ta nói lấy lưỡi lam cắt không ra miếng máu", mãi 1 lúc sau mới nói nên lời "Cô chủ về.... Cô chủ về !!" và sự việc này cũng xảy ra tương tự đối những cô hầu khác. Về sau mọi người nhận ra có điều không tốt xảy ra nên đã phá xác quấn vải liệm mấy lớp của cô và chuyển vô quan tài bàng gỗ và đưa đi an táng chôn cất trong êm xui và bí mật!

Và, trong vô số các mẩu chuyện huyễn hoặc, câu chuyện trên có lẽ gần sự thật hơn cả. Thế nhưng, sự thật như thế nào về chú Hỏa và con gái chú thì cũng đã theo chú xuống mồ.

Ngôi nhà có “hồn ma” con gái chú Hỏa nay đã được dùng làm nơi triển lãm, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, hàng ngày mở cửa đón khách trong và ngoài nước đến tham quan. Diện mạo mới cùng sự ngăn nắp, sang trọng và không khí nghệ thuật ngập tràn đã đẩy lùi vẻ thâm u của dinh thự và phần nào đẩy lùi những giai thoại huyền hoặc chất chứa đầy màu sắc mê tín vào quá khứ.

2. Ngôi nhà trong biển lửa.

Đó là ngôi nhà mặt tiền số 24 đường Lý Thái Tổ, P2, Q3, TPHCM, nơi hiện nay nếu có dịp đi ngang qua, nhiều người sẽ không khỏi chạnh lòng khi biết rằng trước kia, đây là một cửa hàng lớn chuyên kinh doanh xe gắn máy với từng dãy xe bóng loáng xếp hàng. Ấy vậy mà chỉ trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ, vụ hỏa hoạn thảm khốc đã biến tất cả ra tro bụi, kể cả 7 thành viên trong ngôi nhà. Hơn 6 năm trôi qua, ngôi nhà vẫn còn nguyên những vệt khói ám đen đủi, mặc cho đời sống nhộn nhịp mỗi ngày vẫn diễn ra xung quanh
Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn 05

Ngôi nhà số 24 Lý Thái Tổ Q.3 hiện nay

Rạng sáng ngày 11-12-2001, một ngọn lửa phát ra từ tầng trệt ngôi nhà, bốc lên dữ dội và lan rất nhanh. Cao su từ vỏ ruột xe cháy tạo ra từng luồng khói đen đặc, mù mịt, trong khi mọi người đang ngon giấc, đến khi phát hiện thì đã quá trễ.

Do buôn bán, làm ăn nên nhà có 2 lớp cửa sắt kiên cố và cũng như nhiều nhà phố khác ngôi nhà này không có lối thoát hậu, ban công và cửa sổ là nơi duy nhất mọi người có thể lao ra nhưng không phải ai cũng đủ bình tĩnh tìm lối thoát khi nguy cấp. Nhiều người chứng kiến lúc đó vẫn còn nhớ như in hình ảnh một bà mẹ trẻ bụng mang bầu, tay ôm con lẩy bẩy ở lan can, đứa bé trên tay chị khóc thét. Vì tầng một khá thấp nên mọi người hét bảo chị quăng con xuống họ đỡ giùm, những người khác tìm được tấm bạt, căng ra bảo chị nhảy xuống, thế nhưng không hiểu sao chị cứ ôm con chạy ra chạy vào, vài lần rồi không thấy ra nữa…

Người mẹ ấy là chị La Thị Thanh L. Được biết, chồng chị vừa đi công tác nước ngoài thì thảm cảnh xảy ra.

Vợ chồng người hàng xóm nhà số 34 gần đó nhớ kể lại: “Bụng mang dạ chửa không dám nhảy xuống đã đành. Chẳng hiểu sao không chịu quăng con xuống…”. Nhiều người đoán do cô ta quá hoảng loạn nên quẫn trí. Người khác lại bảo thấy cô ta bình thản đi trở vào dường như muốn tự tử vì nghĩ cha mẹ, anh chị đã chết hết… Và hẳn nhiên không ai biết nguyên nhân thực sự, trừ người đã mất.

Khi lực lượng cứu hộ trấn áp được ngọn lửa, bắc thang leo lên thì thấy vài người chưa kịp chạy ra ban-công đã ngã quỵ giữa lối đi do ngạt khói. Vụ cháy đã quy tụ không chỉ lực lượng Phòng cháy chữa cháy TP mà còn cả Cảnh sát 113, Công an phường và Công an quận 3. Hơn 90 phút sau, khi ngọn lửa được dập tắt, ngoài 4 người được đưa đi cấp cứu, những người chứng kiến bàng hoàng vì thấy số người thiệt mạng quá lớn: 7 người, trong đó có đứa bé 3 tuổi và một bào thai.

Những người thiệt mạng đều là con và cháu ruột của chủ hộ: ông La Văn T. và bà Lữ Thị N. Ông bà may mắn thoát chết cùng với người con La Hành T. - bị bệnh tâm thần và một người làm đã tìm cách nhảy sang nóc nhà bên cạnh, chỉ bị gãy chân.

Theo lời khai và kết luận của cơ quan điều tra, người bất ngờ phóng hỏa chính là người con trai tâm thần của chủ nhà, từng được điều trị tại Bệnh viện Biên Hòa nhưng do ông bà T. thương con nên bảo lãnh về. Đến tận giờ, những người từng lấy lời khai của thủ phạm vẫn không khỏi ngỡ ngàng, đau xót khi nhớ lại hình ảnh người gây ra tai nạn thảm khốc trả lời lơ ngơ: “Do xin tiền cha mẹ không cho”, “Do cứ bị ép uống thuốc mãi”…

· Bóng trắng và tiếng chổi quét trong ngôi nhà vắng

Từ sau vụ cháy, không ai thấy những người còn lại trong ngôi nhà xuất hiện nữa. Cửa nhà được ai đó hàn 2 thanh sắt chắn ngang. Tang tóc và hoang phế bao trùm ngôi nhà mặt tiền đồ sộ, ít nhiều là cơ hội cho những tin đồn về những hình ảnh và âm thanh lạ phát ra từ đây.

“Mỗi sáng, khi chúng tôi đi tập thể dục, cứ liếc nhìn về phía căn nhà trơ trụi, lạnh lẽo đó đều không khỏi ớn lạnh và buồn” - chị V. tiểu thương chợ Vườn Chuối, ngụ Nguyễn Thiện Thuật, P2, kể. “Càng buồn hơn khi không ít người chuyền tai nhau về cái bóng trắng ôm con đứng vẫy họ ở ban công, làm con nít sợ trối chết, cứ cắm đầu chạy mỗi khi đi ngang” - bác M. cán bộ về hưu, ngụ ở phường 2 nói.

Và cũng như bao nhiêu giai thoại được truyền khẩu về những ngôi nhà bỏ hoang khác trong thành phố, nhiều người dân quanh đấy kể rằng họ đã “tận mắt” nhìn thấy, nhiều người khác còn khẳng định đã nghe âm thanh sột soạt như tiếng chổi quét, cùng với tiếng lịch kịch, rổn rẻng từ trong nhà phát ra như ai đó đang dọn dẹp, quét tước, chuẩn bị bày hàng mỗi rạng sáng…

“Họ bị ám ảnh đấy thôi, ngôi nhà bỏ không lâu ngày chuột bọ rủ nhau làm ổ trong đó, hẳn nhiên là làm phát sinh âm thanh rồi. Mặt bằng ấy tiền không, nếu có ai đứng ra bán hoặc cho thuê sẽ có người lấy ngay” - vợ chồng chủ nhà số 34 ấy náy.

· Phế tích đến bao giờ ?

Người bệnh tâm thần hẳn nhiên được đưa trở vào bệnh viện. Ông bà chủ nhà vẫn còn nhưng hầu như lối xóm không ai biết hiện giờ họ ở đâu. Chỉ nghe nói sau vụ cháy họ bị thương rất nặng về thể chất lẫn tinh thần. Người con rể sau khi trở về mất hết vợ con cũng lẳng lặng biến mất. Ông Khởi, Chủ tịch UBND P2, Q3, cho biết căn nhà bị bỏ hoang suốt từ bấy đến nay:

“Vừa qua, khi có đợt kê khai trong toàn phường, chờ mãi cũng không thấy ai xuất hiện, chúng tôi đành phải tự kê khai giùm họ” - ông nói. “Mất mát quá lớn, tôi đoán họ vẫn chưa vượt qua được cú sốc tinh thần, còn màng gì tài sản” - đại úy Nguyễn Văn Sơn, công an khu vực P2 Q3 hơn 30 năm qua - người đã dũng cảm phá cửa lao vào cứu người, hiện trên tay ông vẫn còn vết sẹo khá dài - giọng chưa hết xúc động mỗi khi nhớ lại:
“Dạo mới cháy rất nhiều người tìm tới hỏi thăm. Có khi là thân nhân, bạn bè xa chưa kịp hay tin, khi là bác đưa thư cứ cầm những lá thư không còn người nhận, loay hoay không biết chuyển cho ai. Nhiều nhất là những người tới hỏi… giấy tờ xe. Họ mua xe ở cửa hàng này trước đó và được hẹn trở lại để lấy giấy”; “Đến bây giờ không thấy những người đó tới nữa. Chỉ thỉnh thoảng vài người tới hỏi thuê mặt bằng nhưng nghe mấy người rảnh rỗi xúm lại kể chuyện bóng người đứng trên lan can và tiếng chổi quét dọn, họ lẳng lặng bỏ đi mất!”.

3. Chiếc hố chôn tội ác

Đó là ngôi nhà nhỏ, chỉ khoảng 40m² nằm trong một con hẻm hẹp và thấp, gần chợ Hoàng Hoa Thám nằm trong khu xóm nghèo ở quận Tân Bình, cư dân đa phần là người lao động và dân nhập cư. Sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu nơi đây không từng xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng, khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ…
Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn 06

Ngôi nhà gần chợ Hoàng Hoa Thám Q.TB
(Người vừa đến thuê chưa được 1 tuần đã dọn đi, cửa lại được sơn mới và dán thêm bùa)

· Cú điện thoại khẩn của anh thợ hồ

Vào một buổi trưa cuối năm 2000, khi người người tất bật, nhà nhà nô nức chuẩn bị đón tết Canh Thìn thì anh trực ban Công an phường 13, quận Tân Bình, bất ngờ nhận được một cú điện thoại lạ lùng của một người thợ hồ ngụ cùng phường, giọng rụt rè, nghi hoặc: “Tôi được thuê đào một cái hố vừa to, vừa sâu, lại gần như ngay giữa nhà, cạnh lối cửa ra vào, chủ nhà nói là đào hầm phân tự hoại. Vừa bước vào nhà tôi đã nghe mùi tanh hôi rất khó chịu, chủ nhà bảo do cống nghẹt nhưng tôi quan sát thấy phía chiếc giường được che chắn nhiều mùng màn, có một vệt nước đen chảy ra… Tôi ngờ có một vụ giết người và hình như người ta đang định thủ tiêu xác, các anh cho người tới đào chiếc hố này lên coi thử”.

Thông tin lập tức được báo cáo, xác minh. Tại khu vực trên, nhiều bà con cũng phản ánh rằng vài ngày qua nghe có mùi khăn khẳn mà không biết xuất phát từ đâu. Đến gần căn nhà “có chiếc hố lạ lùng”, mùi hôi càng nồng.

Nhà vắng. Công an phường phối hợp với cảnh sát hình sự, ban điều hành khu phố và tổ dân phố phá khóa bước vào. Trên nền gạch có dấu vết một chiếc hố to, hình chữ nhật vừa mới tráng xi-măng. Căn nhà lập tức được niêm phong chờ quyết định.

Sáng sớm hôm sau, một thanh niên đến công an phường cự nự: “Tại sao niêm phong nhà có chủ?”. Anh ta lập tức bị giữ lại. Tra vấn đến hết ngày, anh ta cũng chỉ loanh quanh “không biết”, cho đến khi một cảnh sát hình sự nói thẳng: “Chúng tôi sẽ cho đào chiếc hố ở nhà anh lên xem có gì”. Anh thanh niên liền tái mặt…

· Mâu thuẫn từ anh em Thuận, Hòa

Chủ nhân ngôi nhà đó là ông bà Nguyễn Thiếp, Nguyễn Thị Tuyết Lan - cán bộ hưu trí, quê quán Quy Nhơn, Bình Định, tạm trú TPHCM, diện KT3 - và 2 con trai “trên Thuận, dưới Hòa”.

Anh con trưởng Nguyễn Minh Thuận được cha mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn, tốt nghiệp ĐH Tài chính-Kế toán nhưng chưa tìm được việc làm. Nguyễn Minh Hòa chỉ học hết lớp 12 và đã đi làm vệ sĩ tại Công ty Bảo vệ Long Hải. “Hòa người cao, to nhưng tính tình hiền lành, chịu khó, siêng năng. Dạo đó, Hòa đang được phân công bảo vệ tòa nhà Sun Wah thì được tin anh bị giết” - Giám đốc Kế hoạch Công ty Bảo vệ Long Hải, bà Bùi Thị Hòa, nhớ lại.

“Cả nhà chỉ trông cậy vào đồng lương của Hòa, bà Lan bị tai biến mạch máu não nên thường xuyên ra vào bệnh viện. Không có việc làm, Thuận lại là người thích ăn chơi, tiêu xài, nên thường “thó” tiền trong túi của em trai, vì thế anh em Thuận, Hòa liên tục cãi vã. Ông Thiếp, bà Lan thường bênh vực Hòa hơn. Với chút tiền hưu trí, ông bà có lần tiết lộ với hàng xóm “để dành lo cho thằng út lấy vợ”. Thuận biết được điều đó nên càng nuôi lòng thù ghét em” – anh Q., người hàng xóm nhà ở ngay đầu hẻm, kể.

· Lời khai ban đầu - Kết quả khám nghiệm

Thuận khai Hòa để mẹ té nên la mắng, Hòa cãi lại, Thuận lấy thanh ma trắc vụt vào mặt Hòa, Hòa quỵ xuống, tưởng Hòa giả bộ, Thuận đánh tiếp vào đầu cho đến khi Hòa chết. Bà Lan trông thấy cảnh ấy nên ngã bật ngửa đập đầu vào cạnh bếp, tắt thở. Ông Thiếp từ quê vào hỏi mẹ và em đâu, Thuận thú nhận đã lỡ tay giết và quỳ lạy, xin cha đừng tố giác, ông Thiếp nghe thế đập đầu vào cạnh giường, máu ra nhiều nên cũng chết ngay…

Cả 3 người đều bị đánh vào vùng đầu nhiều nhát bằng ma trắc và côn nhị khúc đến lún, nứt, vỡ sọ. Tại hiện trường, công an tìm thấy 2 hung khí này với những vệt máu khô đen. Các nạn nhân bị vùi xuống hố ngay giữa nhà, lấp cát và tráng xi-măng, xác chảy nước, phân hủy, mùi hôi phủ trùm lên cả khu xóm…

· Tội ác và Sự trừng phạt nghiêm minh

Trước khi xảy ra vụ án vài ngày, bà Lan xuất viện về trông nhà, còn ông Thiếp trở về quê để “chuyển hồ sơ bảo hiểm y tế cho bà Lan và chuyển sinh hoạt Đảng” - ông cho bạn bè biết. Vào một buổi tối, Thuận và Hòa lại tiếp tục cãi vã chuyện tiền bạc, máu nóng bốc lên cùng với bao nhiêu tỵ hiềm chất chứa, Thuận dùng thanh ma trắc bất ngờ đánh vào đầu Hòa từ phía sau. Bà Lan thấy thế bổ nhào vô ôm lấy Thuận, Thuận dùng côn nhị khúc vụt vào đầu bà, Hòa mất khả năng chống cự nên cả hai tiếp tục bị Thuận đánh cho đến chết trong cơn cuồng sát.

Ông Thiếp từ quê lên cũng bị Thuận xô vào trong, giết nốt nhằm bịt đầu mối. Thuận chất xác cả gia đình mình lên chiếc giường, lấy mùng mền đậy lại. Vài hôm, xác bốc mùi, Thuận thuê người đến đào chiếc hố…

Tháng 9-2000, phiên sơ thẩm Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) tuyên án Nguyễn Minh Thuận tội giết người: Tử hình. Đương sự làm đơn thú tội, xin Nhà nước khoan hồng, cho được sống để… thờ cúng bố mẹ(!). Tháng 2-2001, phiên phúc thẩm TANDTC tuyên Nguyễn Minh Thuận phạm tội giết người dã man, động cơ đê hèn, không còn nhân tính, tuyên y án sơ thẩm: Tử hình.

· Ngôi nhà… không người ở

Bao nhiêu năm qua, những thông tin về ngôi nhà luôn được cập nhật, là đề tài thời sự tại các quán cà phê quanh khu vực này. Câu chuyện về các nữ sinh viên đến trọ học, rồi lần lượt kẻ trước người sau… bỏ chạy luôn luôn được người ta kể đi, kể lại không biết bao nhiêu lần. “Người ở lâu nhất chưa được đầy tháng, còn người mau nhất chưa tới 1 tuần” – những người hàng xóm kể. “Nửa đêm, chợt thấy một cô sinh viên tung cửa lao bắn ra khỏi nhà, vừa chạy vừa khóc” – một người dân phụ họa. “Buổi trưa có anh sinh viên đến tìm bạn gái. Gõ, gọi rồi đập cửa mãi một lúc sau mới thấy cô bạn xuất hiện, mặt mũi thất thần, cô ấy nói không ra mở cửa được vì bị đến… 3 cái bóng đè” - một người khác thêm. Được biết, cách đây 1 tuần lại có người dọn đến rồi cũng vội vã dọn đi. Ngôi nhà lại được quét sơn mới và cửa lại dán thêm lá bùa mới chờ người kế tiếp đến thuê.

Vắng chủ nhân, không người thừa kế, ngôi nhà hoang tàn với chiếc hố được khai quật, đào xới lở lói, cát đá vương vãi… tiếp tục gây kinh hãi cho bà con lối xóm rất lâu sau đó.
Một hôm, có người bà con đến lấp hố, quét vôi, sơn sửa, đổi số nhà. Tuy nhiên, nhà không có giấy chủ quyền nên không sang bán được, chỉ có người xa lạ đến thuê.

Ám ảnh vì những lời đồn đãi, lần lượt hết người này, kẻ nọ đến rồi đi. Hiện ngôi nhà vẫn tiếp tục hoang vắng, lại chìm nổi trong những câu chuyện buồn về cả một gia đình trong phút chốc chẳng còn ai.

=> 3/9 đj tham quan hết tất cả nhà ma này là lý tưởng nhất Wink
Chữ kí của Admin
Về Đầu Trang Go down
https://12a11.4umer.com
rakido1993
Nhất Quỷ Nhì Ma 12A11
Nhất Quỷ Nhì Ma 12A11
rakido1993

Giới tính : Nam
Chòm sao : Libra
Tổng số bài gửi : 197
Gold : 108698
Điểm kute : 2
dzô lớp ngày : 13/08/2010
Tuổi : 31
Đến từ : TP. Ho Chi Minh
Thú Cưng : MS48
Cún Con :
Huy Chương : Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Founder Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn ConghienNhững ngôi nhà ma tại Sài Gòn ThonglinhNhững ngôi nhà ma tại Sài Gòn ModNhững ngôi nhà ma tại Sài Gòn Danhdu Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Th_med10Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Anh_hu10 Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Medal11


Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn _
Bài gửiTiêu đề: Re: Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn   Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn EmptyThu Aug 19, 2010 7:19 pm

kakaka, tren có ma đâu mà sợ Sleep
vào đó mà gặp ma mới lị sunny
Chữ kí của rakido1993
Về Đầu Trang Go down
http://www.12a11.4umer.com
nhoxtinkute
Quỷ Thực Tập
Quỷ Thực Tập
nhoxtinkute

Giới tính : Nam
Chòm sao : Sagittarius
Tổng số bài gửi : 119
Gold : 107894
Điểm kute : 0
dzô lớp ngày : 15/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : trên trời rơi xuống
Huy Chương : Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Medal11

Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn _
Bài gửiTiêu đề: Re: Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn   Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn EmptySat Aug 21, 2010 5:54 pm

úi zời. bài dài quá.đọc mỏi mắt.nhưg mà cũg hay Very Happy
Chữ kí của nhoxtinkute
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/profile.php?id=100001454520057=notif
Sponsored content




Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn _
Bài gửiTiêu đề: Re: Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn   Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn Empty

Chữ kí của Sponsored content
Về Đầu Trang Go down
 

Những ngôi nhà ma tại Sài Gòn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑12A11-Forum๑۩۞۩๑ :: Khu vực Giải Trí :: Chuyện Lạ-Kinh Dị-